Tìm hiểu về Mâm cúng rằm trung thu chuẩn nhất

MỤC LỤC [Hiện]

Tết trung thu là tết truyền thống dành cho trẻ em

Tết trung thu đươc tổ chức vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch. Đây là một cái tết đặc biệt dành cho thiếu nhi, hay còn gọi là “Tết trông trăng”. Vào ngày này, người ta thường nhắc đến sự tích chú cuội cung trăng như kể lại nguồn gốc của ngày lễ trung thu.

Cứ tới đêm rằm trung thu khắp đường làng ngõ xóm lại rộn ràng tưng bừng tiếng người lớn trẻ con thi nhau đi xem múa lân, rước đèn ông sao. Mặc dù thời buổi kinh tế khá giả hơn nhưng nét truyền thống tổ chức hái hoa dân chủ và phát kẹo cho các cháu vẫn được người dân Việt Nam thực hiện. Các em nhỏ vẫn háo hức đến tết Trung thu để được đi chơi, đi rước đèn cùng với các bạn.

Không khí tưng bừng, tươi vui và hạnh phúc khiến cho chúng ta cảm thấy được sự bình yên. Những nét đẹp truyền thống được lưu giữ đến mãi về sau. Cái hạnh phúc giản dị, đơn sơ ấy hi vọng rằng những người lớn sẽ mãi cho con cháu chúng ta được cảm nhận điều hạnh phúc và ý nghĩa này.

Vì sao tết trung thu thường được gọi là tết trông trăng?

Nhắc đến trung thu, chúng ta thường nhớ đến những câu chuyện mà ngày xưa ông bà thường kể như sự tích chú cuội cung trăng hay sự tích chị Hằng Nga. Trăng rằm trong đêm trung thu là đêm mà trăng tròn sáng nhất năm. Trẻ em, người lớn chờ trăng lên để đi rước đèn ông sao đến khi trăng lên cao mới chịu về đi ngủ.

Bánh trung thu - hương vị của tết đoàn tụ, phúc lành

Mỗi cái tết sẽ có một vị riêng. Đối với tết trung thu, mỗi gia đình đều sắm những gói bánh trung thu để thắp hương cho tổ tiên, mua quà cho các em nhỏ. Bánh trung thu là biểu tượng cho sự phúc lành, đoàn tụ. Bánh trung thu với nhiều hương vị khác nhau thường được thưởng thức cùng với trà đặc.

Những loại bánh trung thu nổi tiếng như hữu nghị, kinh đô,…không thể thiếu trong mỗi gia đình. Cầm bánh trên tay làm quà cho các em ở quê và không quên dành riêng một hộ để thắp hương lên cho gia tiên.

Mâm cỗ cúng gia tiền ngày tết trung thu

Cũng giống như các dịp tết khác trong năm, Tết Trung thu cũng có cỗ để thắp hương cho tổ tiên. Mỗi miền sẽ có cỗ trung thu đặc trưng khác nhau. Chủ yếu bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn đến đấng sinh thành.

Cỗ cúng trung thu

Tuy nhiên, đặc trưng của mâm cỗ tết trung thu theo nghệ nhân ẩm thực xưa là mâm bánh trái để trẻ con phá cỗ, vui trung thu. Cúng gia tiên sẽ tùy từng gia đình, nhà nào có gì cúng nấy, không nhất thiết phải cỗ mặn giống như rằm tháng bảy hay tết truyền thống.

Tết Trung thu là lễ hội truyền thống văn hóa từ ngàn đời xưa, nét truyền thống này sẽ được lưu giữ đến ngàn đời sau trong đời sống người dân Việt.