Thất tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều nên biết

MỤC LỤC [Hiện]

Thất tịch là gì chắc hẳn là băn khoăn của khá nhiều người. Vào ngày này, bạn nên hay không nên làm gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết hôm nay. 

Ngày thất tịch trong văn hóa Phương Đông mang nhiều nét đẹp thiêng liêng và ý nghĩa. Tuy nhiên, ngày lễ đặc biệt này còn khá xa lạ với người Phương Đông. Vậy ngày Thất Tịch là gì? Cùng An An tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. 

Ngày lễ Thất Tịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Mỗi ngày lễ đều có nguồn gốc hay ý nghĩa từ xa xưa. Vậy ngày Thất tịch là ngày nào? Tại sao lại gọi là ngày Thất Tịch? 

Thất Tịch là ngày gì? 

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với ngày 17 tháng 2- ngày lễ tình nhân theo nét văn hóa Phương Tây. Còn ở phương Đông, ngày Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ ông Ngâu bà Ngâu” nhằm ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Ngày này cũng gắn liền với sự tích Ngưu Lang- Chức Nữ.

Nguồn gốc ngày Thất Tịch

 Hình ảnh Ngưu Lang - Chức Nữ khi gặp nhau

Ngày Thất Tịch gắn liền giữa câu chuyện của một chàng trai Ngưu Lang với nàng Chức Nữ. Chàng Ngưu Lang hoàn cảnh nghèo khó, mồ côi cha mẹ. Lúc chăn Trâu trên đồi, chàng phát hiện 7 nàng tiên nữ đang tắm dưới hồ. Chàng mê cô nàng trẻ nhất nhưng không biết làm cách nào. Chú Trâu biết được điều chàng trai mong mỏi, bèn bày kế cho chàng trộm xiêm y của cô gái, để cô mãi mãi ở lại trần gian. Cô gái ấy là Chức Nữ- con gái út của Ngọc Hoàng.

Phát hiện ra động tĩnh, 6 cô tiên vội vã bay về trời để lại nàng út ở lại trần gian khóc lóc khi không tìm thấy xiêm y của mình. Cô nàng buồn rầu, Ngưu Lang vội vã mang xiêm y ra trả cho nàng, thú nhận mọi chuyện và ngỏ lời muốn cưới nàng làm vợ. Thấy được bản tính thật thà, chất phát toát lên của Ngưu Lang nàng đã đồng ý ở lại trần gian. 

Về phía Ngọc Hoàng, sau khi phát hiện ra cô nàng út mất tích đã phái binh lính xuống trần gian bắt nàng về. Chàng Ngưu Lang mang 2 con đuổi theo tìm vợ nhưng bị Vương Mẫu ngăn cẳn, rạch ranh giới là sông Ngân Hà. Cảm động trước tấm chân tình của Ngưu Lang, Vương Mẫu đã cho 2 người gặp nhau mỗi năm 1 lần vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Đây cũng chính là ngày Thất Tịch hàng năm tương truyền. 

Ý nghĩa ngày Thất Tịch ở Việt Nam

Ngày Thất Tịch ( ngày 7 tháng 7 âm lịch) hay còn gọi là ngày “Ông Ngâu bà Ngâu”.Trong tiết trời mưa rơi rả rích được ví như nước mắt của chàng Ngưu Lang thương nhớ nàng Chức Nữ, khi gặp nhau tuôn rơi không ngớt. 

Đặc biệt, ngày Thất Tịch ở Việt Nam còn mang một ý nghĩa khác. Đó là đời vua Lý Thánh Tông (1054- 1072). Theo lịch sử tương truyền, vua tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con nối dõi ngôi vị của mình. Vì thế, vào ngày 7 tháng 7 vua vào chùa cầu nguyện sinh được thái tử Càn Đức. Từ đó, ngày Thất Tịch 7 tháng 7 trở nên ý nghĩa hơn, là ngày cầu mong tình yêu, con đàn cháu đống. 

Từ đó, người ta tin rằng vào ngày Thất Tịch cầu duyên sẽ thành hiện thực. giới trẻ Việt Nam vào ngày Thất Tịch truyền tai nhau rằng ăn “chè đậu đỏ” sẽ nhanh chóng tìm được nửa kia của bản thân mình. 

Ngày Thất Tịch nên hay không nên làm gì? 

Thất Tịch là ngày nào? Đó là ngày 7 tháng 7 âm lịch mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Để cuộc sống, công việc luôn thuận lợi nên không nên làm những điều sau.

Những việc không nên làm ngày Thất Tịch

Không nên làm đám cưới

Điều này xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang- Chức Nữ. Ngày gặp gỡ ngắn ngủi sau đó phải chia tay mãi mãi. Vì thế, mong muốn cuộc sống hôn nhân hạnh phúc không nên làm đám cưới trong ngày này. 

Không nên xây nhà cửa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới kiêng kị xây nhà cửa trong ngày Thất Tịch 7 tháng 7. Thứ nhất là do thời tiết, vào ngày này thường hay mưa “ngâu” điều kiện không thuận lợi cho khởi công xây dựng nhà cửa.

Thứ 2 là ngày 7 tháng 7 trúng vào “tháng cô hồn” một tháng được xem là đen đủi nhất trong năm. Chính vì thế, xây dựng nhà cửa vào ngày này không tốt, thậm chí xảy ra điều không may mắn. 

Ngày Thất Tịch không nên làm điều ác

Điều ác quanh năm đều không nên làm. Tuy nhiên, vào ngày 7 tháng 7 nếu không làm điều ác sẽ mang lại may mắn trong đường tình duyên của bản thân mình. 

Ngày 7 tháng 7 âm lịch nên làm gì

Ngày Thất Tịch nên cầu tình duyên

Xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang- Chức Nữ. Tình yêu của họ vượt ranh giới, khoảng cách để mỗi năm được gặp nhau một ngày cũng đủ mãn nguyện. Và đặc biệt, tình yêu thủy chung của chàng thấu trời xanh ước muốn của biết bao cô gái. 

Vì thế, cầu tình duyên với mong muốn sớm tìm được nửa kia của mình. Những người đi lẻ bóng sẽ nhanh chóng tìm được nửa kia của bản thân mình. 

Ngày Thất Tịch nên ăn chè đậu đỏ

 Chè đậu đỏ trong ngày Thất Tịch Việt Nam

Đậu đỏ mang ý nghĩa mang lại may mắn cho người sử dụng. Sử dụng chè đậu đỏ trong ngày Thất Tịch sẽ nhanh chóng tìm được nửa kia của bản thân, tìm được mái ấm hạnh phúc. 

Ngày Thất Tịch được xem là một ngày ý nghĩa đối với văn hóa dân gian Việt Nam. Ca ngợi tình yêu thủy chung, không vụ lợi của các đôi trai tài gái sắc.

Ngày Thất Tịch là ngày nào? Câu trả lời đã có trong bài viết mà An An đưa đến cho bạn. Nếu còn thắc mắc ở điều gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé

CÔNG TY CỔ PHẦN AVE GROUP ( Nhang An AN )

HOTLINE: 03.6333.6333

Địa chỉ sản xuất: Làng nghề Nhang Hương – Tùng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh.

Địa chỉ: 230 – Ngô Thì Nhậm, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Website: https://nhanganan.com/

Facebook: https://www.facebook.com/AnAnQuexua

Giao hàng tận nơi, nhận ship toàn quốc.