Lễ cúng cuối năm - ý nghĩa các nghi thức của người Việt

MỤC LỤC [Hiện]

Lễ cúng cuối năm có rất nhiều nghi thức cần chuẩn bị theo phong tục cổ truyền. Hãy cùng tìm hiểu cùng Nhang An An nhé! 

Cúng tạ đất cuối năm 

Là lễ cúng tạ thần thổ địa. Đây là lễ cúng cuối năm được tổ chức trước ngày ông Công ông Táo và sau rằm tháng Chạp. 

Trong văn hóa người Việt, Thổ công là vị thần cai quản vùng đất nào đó. Đây là vị thần quan trọng trong gia đình, nên khi cúng lễ phải khấn Thổ cung để xin phép cho tổ tiên về. 

Ý nghĩa của lễ cúng tạ đất nhằm bày tỏ lòng biết ơn với Thổ Công và các thần linh trong nhà. Đồng thời, mong các vị chư thần, tiên tổ phù hộ gia đình một năm yên ấm. 

Lễ tạ cuối năm 

Hay còn gọi là cúng trả lễ. Nghĩa là đầu năm xin lộc thì cuối năm trả lễ. Do đó, gia chủ đầu năm đi chùa, đền hay phủ nào cầu phúc thì cuối năm đi lễ tạ tại nơi đó. Tập tục này là một nét đẹp văn hóa thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.

Khi ăn lộc Thánh phải biết đáp trả lòng tốt. Đi trả lễ sẽ giúp tâm hồn thanh thản, đón chào năm mới nhiều may mắn.

Cúng tất niên cuối năm 

Là lễ cúng cuối năm quan rtong đánh dấu kết thúc năm cũ, đón chào năm mới. Lễ cúng tất niên thực hiện vào chiều 30 Tết âm lịch. 

Đây là phong tục lâu đời mang nét đặc trưng của người Việt. Sau một năm làm việc vất vả, buôn ba, đây là dịp các thành viên gia đình quây quần, đón bên mâm cơm cúng tất niên. Do đó, mâm cúng tất niên cũng không cần quá cầu kỳ. Chỉ cần có tâm cúng những món đồ gần gũi với gia đình. 

Cúng tất niên cuối năm tạo nên sự ấm cúng và thể hiện lòng biết ơn đến các bậc thần linh, tiên tổ. Cũng như gác bỏ những chuyện cũ để sẵn sàng đón chào năm mới. 

Cúng đêm giao thừa 

Hay còn gọi là Trừ Tịch - một nghi lễ xua đuổi, trục xuất những điềm xấu, xui xẻo. Lễ cúng được tổ chức từ 23h:00 đến 1:00 - thời gian chuyển giao năm cũ và năm mới. Vì thế người ta thường gọi với tên là lễ cúng giao thừa. 

Lễ tiến ông Táo về trời 

Lễ cúng được tổ chức hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp. Khi đó, gia chủ sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật, giấy tiền vàng bạc, cá chép để làm lễ đưa oog Táo về trời. 

Trong quan niệm người Việt cổ, ông Công ông Táo lên chầu Trời để báo cáo với thiên đình những việc tốt xấu của gia chủ trong một năm đã qua. Vì thế, lễ cúng ông Táo được tổ chức trọng thể. 

Lễ cúng rằm tháng Chạp cuối năm 

Lễ cúng rằm cuối năm được xem là một trong 3 ngày rằm lớn trong năm. Các gia đình thường cúng vào chiều 14 âm lịch và ngày 15 âm lịch. Sắm lễ cúng rằm được chuẩn bị kỹ lưỡng. 

Lễ cúng có thể chuẩn bị mâm chay hoặc mặn. Nhiều nơi cúng kèm mâm cơm gia đình. Với lễ cúng chay gia chủ chuẩn bị lễ vật: Nhang sạch, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, tiền vàng,... 

Với mâm cúng mặn bao gồm thịt luộc, chả giò, các món mặn khác, rượu. Thông thường, ngày lễ người Việt thường làm cỗ lễ là gà trống - biểu tượng cho các đức tính trí, dũng, nhân. 

Trong mỗi lễ cúng cuối năm, lễ vật nhang sạch thảo mộc an toàn không chỉ thể thiếu. Bởi nó thể hiện tấm lòng thành, tri ân đến bậc thần linh tiên tổ. Mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nhang sạch An An được làm từ 100% thảo mộc bản địa, công thức làng nghề truyền thống mang hương thơm dịu nhẹ đặc trưng. Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Bài viết trên cung cấp ý nghĩa của các lễ cúng cuối năm của người Việt. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với mọi người và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của An An nhé!