Hiểu Biết Hơn Về Ngày Cúng Giỗ Gia Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ

MỤC LỤC [Hiện]

Cúng giỗ là một trong những phong tục tập quán có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Là cách để con cháu có thể tưởng nhớ đến công lao sinh thành dưỡng dục của bậc Gia tiên, ông bà, cha mẹ. Nếu mọi người đang còn khó khăn trong việc tổ chức hoặc văn khấn trong ngày lễ quan trọng này thì hãy để Nhang sạch An An giúp bạn hiểu thêm những kiến thức về ngày cúng giỗ mà bạn nên biết để hiểu rõ hơn về văn hóa tâm linh của người Việt ta.

Ý nghĩa của ngày cúng giỗ Gia tiên, ông bà, cha mẹ

Mỗi lần nhắc đến ngày cúng giỗ, những gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cơm lễ quả để dâng cúng ông bà tổ tiên. Cúng Gia tiên là một trong những nét đẹp tâm linh của người Việt Nam ta thể hiện sự thương tiếc cũng như lòng thành kính của người đang sống với người đã khuất.

Theo văn hóa người xưa, hàng năm vào ngày mất của người thân trong gia đình, người nhà sẽ làm đám giỗ như một cách tưởng nhớ đến người đã khuất. Ngày cúng giỗ cũng được gọi với một cái tên khác là ngày đoàn kết, bởi trong ngày này, tất cả mọi người sẽ quay quần bên nhau từ già đến trẻ, từ anh em đến cô dì chú bác trở về và cùng nhau làm lễ cúng giỗ dâng hương đến tổ tiên, thắt chặt tình đoàn kết dòng tộc.

Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình mà sẽ có cách cúng khác nhau. Với những gia đình có điều kiện thì cỗ giỗ của họ thường rất lớn, ngoài mời người thân họ hàng còn có hàng xóm đến tham dự. Còn với những gia đình bình thường thì chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm cùng với món ăn bình dị và vài nén nhang sạch để thể hiện tấm lòng thành của họ đối với ông bà tổ tiên.

>>>Xem thêm: Ý nghĩa của nhang sạch trong đời sống

 Ý nghĩa của ngày cúng giỗ

Lễ quan trọng cần chú ý trong những ngày cúng giỗ

Trong một kì giỗ, người ta thường tiến hành hai lễ quan trọng là lễ Tiên Thường và lễ Chính Kỵ.

Lễ Tiên Thường

Còn được gọi là ngày cúng Cáo giỗ, cúng trước ngày người quá cố qua đời. Trong ngày này, con cháu trong nhà sẽ làm lễ dâng hương mời với những người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ. Đồng thời cũng là ngày xin phép Thổ Công Thổ Địa cho phép các vong hồn trở về cùng con cháu. Vào những ngày Cáo giỗ, những người trong gia đình sẽ ra mô người đã khuất để làm lễ, vừa là thăm viếng sửa sang phần mộ, vừa là để dâng hương mời trực tiếp vong linh người thân, cáo thỉnh thần linh thổ địa cai quản phần đất mộ, cho phép vong linh thân nhân về hưởng giỗ.

“ Tiên Thường” có nghĩa là nếm trước. Từ xưa, ý nghĩa lễ Tiên Thường chính là để con cháu sắm sửa một ít lễ vật để dâng cúng cho gia tiên nếm trước và thường được cúng vào buổi chiều ngày hôm trước. Ngày nay, các gia đình thường lau dọn bàn thờ vào sáng sớm, bày biện mâm lễ để chuẩn bị cho việc cúng bái dâng hương vào buổi chiều. Khi mà nhịp sống hiện đại đang trở nên nhộn nhịp, lễ Tiên Thường được tổ chức giản dị đi nhiều. Trên bàn thờ chủ yếu bày biện mâm hoa trái, hương nhang, trầu cau, rượu nước và một số vật phẩm chay tịnh như oản, xôi chè... Trong lễ Tiên Thường của ngày cúng giỗ, chủ lễ phải cúi xin khẩn có Linh thần Thổ Địa trước, rồi mới khấn xin Gia Tiên. Và sau khi dâng lễ, bàn thờ phải duy trì đèn nhang hương khói cho đến hết lễ Chính Kỵ.

Lễ Tiên Thường chỉ được áp dụng đối với Giỗ Trọng tức giỗ của những người anh em họ hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như cụ, kỵ, ông bà, bố mẹ, anh chị em…

Lễ Chính Kỵ

Còn được gọi là Chính giỗ, là ngày mất của người quá cố. Theo quan niệm xưa, trong ngày này trên bàn thờ phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị. Ý nghĩa của việc này là thể hiện sợi dây tình cảm của người đang sống đối với người đã mất bằng lòng kính trọng và tiếc thương. Theo học thuyết Âm Dương, ở bát úp, phần chìm dưới thuộc Âm, phần nổi trên thuộc Dương. Tương tự với quả trứng luộc cũng vậy, lòng đỏ bên trong thuộc Âm, lòng trắng bên ngoài thuộc Dương. Ngoài ra, quả trứng còn mang ý nghĩa mầm sống, thể hiện nguyện ý con cháu sẽ mãi tiếp tục kế thừa, nối dõi và phát triển, luôn luôn ghi nhớ công ơn sinh thành của ông bà, tổ tiên.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi gia đình mà lễ Chính Kỵ sẽ tổ chức linh đình hay giản dị. Việc thắp hướng cúng khấn phải là từ tâm, từ lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất. Việc cúng bái và dâng hương phải được thực hiện chỉnh tề, có phép tắc. Khác với lễ Tiên Thường, trong lễ Chính Kỵ, gia chủ cần phải khấn mời vong linh người được hưởng giỗ trước, tiếp theo đến mời Gia Tiên nội ngoại từ bậc cao nhất đến bậc thấp nhất, sau đó mới cáo thỉnh Gia thần về hưởng lễ.

Khách đến dự lễ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, thắp hương nén hương và vái 3 lần, sau đó đọc văn khấn, tiếp đến vái thêm 4 lần nữa. Sau khi hết 3 tuần hương, gia chủ chỉ cần đứng trước bàn thờ vái 3 lần để tạ lễ rồi lấy đồ đem đi hóa. Sau khi hạ lễ, gia chủ mời khách khứa và mọi người thụ lễ.

Lễ Chính Kỵ phải cúng vào buổi sáng của ngày mất người đã khuất. Tuy nhiên, do hoàn cảnh thời gian và điều kiện của nhiều gia đình nên có khi ngày cúng giỗ được thực hiện sớm một hai ngày hoặc cúng vào buổi chiều để con cháu trong nhà có thể tập trung đông đủ. Vào sáng ngày Chính giỗ, người ta chỉ thắp hương để tưởng nhớ ngưới đã khuất và yết cáo Tổ Tiên, Thần Phật.

 Lễ quan trọng trong những ngày cúng giỗ

Lưu ý chọn nhang hương dâng cúng giỗ 

Ngoài mâm cao cỗ đầy hoa quả lễ mọn thì nhang hương cũng là vật phẩm cần được gia chủ chuẩn bị tươm tất khi dân cúng trong dịp giỗ chạp. Theo quan niệm của nhiều người thì nhang hương dâng cúng phải là nhang cuộn tàn, tuy nhiên nhang không phải tự nhiên mà cuộn được tàn cong. Những cuộn tàn cong đều là do thân nhang và tăm nhang được ngâm tẩm hóa chất tạo tàn và dẫn cháy. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cho chính người sử dụng và ảnh hưởng đến chốn tâm linh thanh tịnh. Bởi vậy, khi dân cúng giỗ chạp tưởng nhớ người đã khuất hay trong các dịp lễ Tết nên ưu tiên chọn nhang sạch thảo mộc. 

Nhang khuynh diệp 

Nhang được làm từ bột lá cây khuynh diệp (bạch đàn) xay mịn kết hợp bột keo bời lời kết dính. Nhang khuynh diệp có màu xanh đặc trưng của lá cây. Với đa dạng kích thước nén nhang dài 23cm, 30cm, 40cm, thông dụng nhiều không gian thờ phụng. Thời gian cháy từ 45 – 60 phút.  Khi đốt nhang ít khói, ít rụng tàn, mùi hương thoang thoảng của tinh dầu khuynh diệp. Mang lại sự dễ chịu, không gây ngột ngạt, khó chịu. 

Nhang cân khuynh diệp với 550-600 nén dùng thắp hàng ngày

Nhang quế 

Nhang quế được làm từ bột vỏ quế tự nhiên kết hợp của bột keo bời lời tạo thành. Khi đốt nhang quế, người dùng dễ dàng cảm nhận được hương quế nồng ấm xen lẫn vị ngọt nhẹ. Rất đặc trưng của vỏ quế mang lại sự ấm cúng cho không gian thờ phụng. Hương nhang quế lan tỏa còn có tác dụng thanh lọc không khí, khử mùi, giúp tinh thần thư thái, dễ chịu.

Nhang cân quế thích hợp dâng cúng giỗ gia tiên 

Nhang trầm hương 

Nhang trầm hương An An được làm từ trầm hương nguyên chất. Nhang trầm hương tự nhiên có mùi thanh nhẹ vị ngọt sâu rất đặc biệt. Trầm hương nguyên chất có độ lan tỏa hương nhanh nhưng lưu hương lâu. Mùi hương dịu ấm không nồng gắt như nhang từ hương liệu pha trộn. Chọn nhang an toàn khi dâng cúng giỗ gia tiên, ông bà, cha mẹ dùng nhang trầm hương ít khói, ít tàn, an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa, nhang trầm hương còn là vật phẩm phong thủy cao cấp. Hương khói nhang trầm còn giúp trừ tà khí, tẩy uế, mang lại nguồn sinh khí tốt lành cho gia đạo. Giúp con cháu gửi trọn tâm thành kính tưởng đến gia tiên. 

Nhang Trầm bắc 

Nguyên liệu chính tạo nên mùi hương dịu nhẹ, ngọt sâu, thanh khiết của nhang trầm bắc chính là rễ cây hương bài. Rễ hương bài có mùi thơm rất đặc trưng, được thu hái và phơi khô, sau đó nghiền mịn để làm nhang. Nhang Trầm bắc dài 29cm thuận tiện khi sử dụng trong mọi không gian thờ phụng, kể cả gia đình có không gian nhỏ hẹp. Không chỉ dùng trong thờ phụng, giỗ chạp, tễ lễ, nhang trầm bắc còn được dùng để xông nhà hay nơi kinh doanh làm việc dịp cuối năm hoặc đầu năm mới. Với tác dụng bài trừ khí uế, điềm xui rủi, rước may mắn, hạnh thông cho gia đạo. Mùi hương nhang còn giúp tinh thần thư thái, tĩnh tâm. 

Nhang trầm bắc với hương thơm đặc biệt thích hợp dâng cúng giỗ 

Nhang Bách thảo 

Nhang Bách thảo được làm từ các vị thuốc bắc thường được sử dụng trong bài thuốc Đông y như: Cam thảo, Hoàng đàn, Thảo quả, Quế chi, Đại Hồi, Bạch đậu khấu,...Các vị thuốc bắc được sơ chế sạch và nghiền mịn. Kết hợp cùng bột lá cây bời lời tạo nên hỗn hợp thịt nhang. Quá trình kết hợp các vị nguyên liệu được thợ làm nhang An An cân đối tỷ lệ để tạo ra dòng nhang chất lượng. Khi đốt nhang Bách thảo tỏa ra mùi hương đặc trưng của các vị thuốc bắc. Nhang dài 29cm, 99nén/hộp, ngoài thờ phụng, người dùng có thể đốt nhang hàng ngày để xông nhà, khử mùi. Mang đến không gian ấm cúng, trang trọng dễ chịu. 

Văn khấn trong những ngày cúng giỗ

Có 3 ngày cúng giỗ quan trọng cho người mới mất đó là Giỗ Đầu, Giỗ Hết và Giỗ Thường.

Giỗ Đầu

Hay còn được gọi là “ tiểu tường”, là ngày giỗ đầu tiên sau đúng một năm ngày mất của người đã khuất. Đây là một trong hai giỗ thuộc kỳ tang. Chính vì thế, trong ngày này các gia đình thường sẽ tổ chức trong không khí bi ai, sầu đau giống với ngày để tang của năm trước đó. Tức là con cháu trong gia đình đều phải ăn vận tang phục, buổi lễ diễn trang nghiêm, có thể có thêm trống kèn nếu là gia đình có điều kiện.

Lễ vật chuẩn bị cho ngày cúng giỗ đầu thường là:

Mâm lễ mặn

Hoa quả hương phẩm oản

Tiền vàng mã

Các vật dụng như quần áo, vải vóc, nhà cửa…

Hình nhân bằng giấy

Văn khấn Thổ đia Thần linh trước khi Giỗ Đầu

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………

Tuổi………………………………………………………..

Ngụ tại:………………….

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………………………..

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Đầu

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………….

Tuổi…………………………………………….

Ngụ tại:……………………………………….

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:………………………………………………..

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:………………………………………….

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):……………………………

Mộ phần táng tại:……………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Giỗ Hết

Hay còn gọi là “ đại tường” tức là ngày cúng giỗ vào đúng ngày tròn 24 tháng kể từ ngày mất của người quá cố. Nhìn chung, về thủ tục chuẩn bị và làm lễ trong ngày này không khác ngày giỗ đầu quá nhiều. Nó vẫn nằm trong kỳ tang . Chỉ khác là lần này không còn bi ai sầu thảm mà thay vào đó là đám giỗ linh đình, người nhà bỏ hết phục tang, chính thức hết tang. Sau ngày giỗ Hết, người thân trong gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành cải cát sang mộ cho người đã mất và kể từ đây, các năm về sau, vào ngày mất của người đã khuất trở thành ngày giỗ thường tức “ cát kỵ”.

Theo nhiều quan niêm, sau khi kết thúc ngày giỗ hết, những người trong gia đình có thể trở lại cuộc sống thường nhật tức là có thể tham gia hội hè, đình đám hay cưới xin.

Văn khấn cúng Thổ Địa Thần linh trước khi giỗ hết

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………

Tín chủ (chúng) con là:…………… Ngụ tại:……………
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Hết của………………
Tín chủ con cùng toàn thể gia khuyến tuân theo nghi lễ, sửa biện hương hoa lễ vật dâng cúng các vị Tôn thần.
Cúi xin các vị Bản gia, Thổ Công, Táo Phủ Thần Quân, Ngữ Phương, Long Mạch và các vị Thần linh, hiển linh chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con kinh thỉnh các Tiên linh, Gia tiên họ………… và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn chính ngày giỗ hết

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ ………

Tín chủ (chúng) con là:………
Ngụ tại:…………………………
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm……
Chính ngày Giỗ Hết của………………………
Thiết nghĩ……………… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày Giỗ Hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời………………………
Mất ngày……. tháng………năm…………
Mộ phần táng tại:……………………….
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Giỗ Thường

Hay còn được gọi là “cát kỵ”, đó là ngày cúng giỗ người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi. Người ta tin rằng, vong linh người quá cố lúc này đã siêu thoát và đầu thai nên lúc này không còn phải cúng giỗ nữa. Đây là dịp để con cháu quay quần bên nhau, cùng tưởng nhớ và biết ơn đến người đã khuất. Tùy theo phong tục từng địa phương mà tổ chức ngày Cát Kỵ khác nhau. Điều quan trọng nhất vẫn là con cháu nhớ đến và thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên, những bậc sinh thành dưỡng dục.

Văn khấn gia tiên ngày Giỗ Thường

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ: …………………

Tín chủ (chúng) con là: ……………………
Ngụ tại: ……………………
Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm…………
Là chính ngày Cát Kỵ của ………………………………
Thiết nghĩ ………. (dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời ………………
Mất ngày …………….. tháng …………. năm ……………
Mộ phần táng tại: ……………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Nhang sạch An An hy vọng sẽ phần nào giúp được bạn đọc có thêm nhưng kiến thức thú vị và bổ ích về ngày cúng giỗ Gia Tiên, Ông bà, Cha mẹ. Kết bài, chúng tôi, những người thực hiện xin cảm ơn và kính chúc quý bạn đọc vạn sự như ý, mọi việc thông hanh.

Nếu mọi người quan tâm tới bài văn khấn ông Công, ông Táo thì có thể xem tại đây: https://nhanganan.com/van-khan-cung-ong-cong-ong-tao/

Nhang sạch An An, chuyên cung cấp những dòng nhang sạch tự nhiên, không tẩm ướp hóa chất độc hại, an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, người cao tuổi. Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn tự nguyên liệu tự nhiên nên khi đốt sẽ ít khói, mang lại tính thẩm mỹ cho căn nhà của bạn. 

Mọi thông tin mua hàng vui lòng liên hệ tới:

CÔNG TY CỔ PHẦN AVE GROUP

  • HOTLINE: 03.6333.6333
  • Địa chỉ sản xuất: Làng nghề Nhang Hương – Tùng Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh
  • Địa chỉ: 230 – Ngô Thì Nhậm, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  • Website: https://nhanganan.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/AnAnQuexua