Cách lau dọn bàn thờ cuối năm đúng chuẩn phong thủy

MỤC LỤC [Hiện]

Lau dọn bàn thờ cuối năm là việc quan trọng, ý nghĩa để chuẩn bị đón năm mới. Tuy nhiên, cách lau dọn bàn thờ đúng chuẩn phong thủy thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng Nhang An An tìm hiểu trình tự lau dọn bàn thờ cuối năm đúng chuẩn trong bài viết ngắn dưới đây. 

Cách thức và trình tự sái tịnh bàn thờ cuối năm đúng chuẩn

Ai là người lau dọn bàn thờ cuối năm? 

Câu trả lời là ai cũng có thể bao sái bàn thờ cuối năm. Tuy nhiên, người bao sái cần chỉn chu, có tâm trong việc thờ cúng. Bởi bàn thờ là nơi linh thiêng, việc bao sái cần làm tỉ mỉ, thành kính và sạch sẽ. 

Thông thường, gia chủ là nam giới - đóng vai trò là trụ cột chính của gia đình sẽ là đại diện để lau dọn bàn thờ. Trước khi tiến hành, cần phải tắm rửa sạch sẽ rồi mới bắt tay vào công việc. 

Thỉnh lời xin phép trước khi lau dọn bàn thờ

Khi bao sái bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả đặt lên, sau đó thắp nén nhang sạch thông báo cho thần linh, tiên rổ biết về việc sẽ lau dọn bàn thờ. Sau khi hương tàn thì sẽ bắt đầu công việc dọn dẹp bàn thờ. 

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ cuối năm 

Trước khi bao sái bàn thờ, gia chủ đọc văn khấn xin phép. 

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ:

Hôm nay ngày... tháng... năm... xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho. 

Sau khi đọc văn khấn xong thì vái 3 vái. Đợi hương tàn thì bắt đầu công việc dọn dẹp bàn thờ. 

Trình tự lau dọn bàn thờ cuối năm đúng chuẩn

Việc lau dọn bàn thờ cuối năm cần thực hiện từ trên cao rôi xuống dưới thấp. Nên dùng khăn mềm sạch để lau các bức tượng, tránh làm xước, bay màu. Với tượng bằng đồng thì không nên lau bằng rượu, hay hóa chất tẩy rửa tránh bị oxy hóa, xỉn màu. Sử dụng nước bao sái bàn thờ chuyên dụng như Nước lau bàn thờ hương Quế An An để lau dọn. 

Sau khi làm sạch bụi bẩn thì bắt đầu thay nước ở bình hoa, thay nước cúng. Hoa héo, tàn cần thay ngay. Sau khi lau dọn bàn thờ xong, thắp 3 nén hương, mời tổ tiên, thần linh về quy tụ. 

Sau khi lau dọn bàn thờ cuối năm 

Sau khi  hoàn tất công việc lau dọn xong bàn thờ cuối năm thì gia chủ đặt lại đồ thờ lên ban thờ đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc. Sau khi đặt lại đồ thờ thì thắp 3 nén hương lên bát hương và vái lạy lần nữa. 

Nguyên tắc cần nhớ khi lau dọn bàn thờ cuối năm

Dưới đây là một số nguyên tắc không được bỏ qua khi lau dọn bàn thờ cuối năm: 

- Không làm đổ vỡ các vật dụng trên bàn thờ; 

- Tránh xê dịch bát hương;

- Tránh tỉa hết chân hương, dốc hết tro trong bát hương ra ngoài: Bởi rút hết chân hương, đổ hết tro sẽ gây "tán tài". Tỉa chân hương còn lại số lẻ 3, 5, 7, 9 chân nhang là được. 

Lau dọn bàn thờ cuối năm là dịp quan trọng để xua đi những điều không may, sẵn sàng đón nguồn năng lượng tích cực, tài vận cho năm mới. Tuân thủ đúng các bước và nguyên tắc sẽ mang lại niềm an lành, thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.